GIÁO DỤC TRẺ YÊU LAO ĐỘNG

Đang cập nhập ... 16:12:00 0 Bình luận

 GIÁO DỤC TRẺ YÊU LAO ĐỘNG.

“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng và tội nghiệp. Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước, khi cạn rồi sẽ biến mất. Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.”

                                                                                    (Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều)

Trong thế giới này, thảo mộc cố vươn lên để khỏi mục ruỗng, động vật nào từ chối nỗ lực kiếm sống nó sẽ bị chết ngay trong ngày! Kẻ nào từ chối lao động có thể tồn tại sinh học nhiều năm nhưng tự tạo ra địa ngục cho cuộc sống của nó.

Tại sao khi vừa mới được sinh ra hầu như các loài động vật có thể, đi, chạy và đứng lên - đó chính là bản năng sinh tồn của chúng. Trong môi trường hoang dã đầy khắc nghiệt nếu không có khả năng sinh tồn đồng nghĩa với không tồn tại.

                                     Voi con mới đẻ đang gắng hết sức mình học cách đứng lên với sự giúp đỡ của mẹ.

 

Người Việt . Con người thì sao? Khi chúng ta sinh ra thì ý thức về thế giới xung quanh còn rất hạn chế nhưng vẫn lớn lên khỏe mạnh nhờ được sống trong tình yêu thương, bảo vệ của gia đình và những người thân bên cạnh. “Đối với người Do Thái, họ coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn”Nam lại luôn tâm niệm một điều:Cha mẹ không thể sống bên con cả đời”. Vậy để chuẩn bị cho con cuộc đời tốt đẹp chúng ta cần tạo nên một nền tảng vững vàng giúp con tự tin trên mọi nẻo đường.

Những chú gà con sinh ra đều được bảo vệ dưới đôi cánh của gà mẹ, nhưng khi ra khỏi đôi cánh ấy chúng phải tự kiếm ăn và biết cách bảo vệ mình. Con gà nào chăm cào chăm bới thì sẽ no bụng. Đứa trẻ cũng vậy, nếu chú tâm quan sát ta sẽ nhận ra tùy theo từng lứa tuổi trẻ sẽ có những nhu cầu tự lập nhất định.

  • Trẻ dưới 1 tuổi, dưới sự nhờ cậy hướng dẫn của người lớn trẻ có thể bò hoặc chập chững đi để lấy một đồ vật gì nhẹ nhàng đưa cho người thân. Trẻ muốn được cầm thìa để đưa thức ăn vào miệng, cầm cốc để uống mặc dù việc làm của trẻ vẫn chưa chính xác nhưng nó thể hiện nhu cầu muốn tự lập.

  • Trẻ 2 – 3 tuổi hoàn toàn có thể xúc hết suất cơm của mình trong bữa ăn.

  • Trẻ 4 – 5 tuổi biết chọn trang phục mà mình yêu thích tự mình thay quần áo và có thể làm vệ sinh cá nhân.

  • Trẻ 5 - 6 tuổi luôn muốn được thể hiện năng lực của mình để cùng mẹ nấu cơm, dọn nhà với mẹ. Thích được trồng cây, chăm sóc cây xanh.

Theo nghiên cức khoa học, trẻ sinh ra bản năng đã muốn làm việc, chúng luôn muốn bắt chước công việc của người lớn nhưng chúng ta ít khi nhận ra và cho rằng đấy là sự ngang bướng, nghịch ngợm. Xuất phát từ những nhu cầu sinh tồn tuy còn rất nhỏ đó, người lớn sẽ là những người thầy vô cùng quan trọng định hướng cho con những nền tảng đầu tiên cho cuộc sống.

 

Những năm gần đây chúng ta dễ nhận thấy gia đình Việt Nam không sinh nhiều con như trước vì thế tâm lí yêu con, xót con bố mẹ thường không để con làm việc nhà, không muốn con mệt và ảnh hưởng tới việc học. Nhưng chúng ta hãy cho trẻ hiểu: “Lao động là sáng tạo”, “Trong xã hội loaì người, cái quý nhất là lao động. Người đáng quý nhất là người lao động.”- Phạm Văn Đồng.

Trước tiên, phải cho trẻ hiểu được giá trị của lao động. Đó chính là sự sinh tồn của trẻ. Lao động sẽ giúp trẻ khẳng định được giá trị bản thân, hình thành những phẩm chất đạo đức như: lòng yêu lao động, quý trọng người lao động, hình thành các quan hệ tập thể. Không có lao động con người sẽ ì ạch, trì trệ. Giúp con hiểu rằng cuộc sống không lao động cũng giống như cây đàn bị lãng quên sẽ buồn chán, tẻ nhạt và cũng chẳng có bản nhạc cuộc đời nào được cất lên. Chúng ta cần chỉ cho trẻ được thành quả của lao động khi con nỗ lực cố gắng. Dù có mệt nhọc đến đâu con sẽ cảm thấy vui sướng khi nhìn ngắm căn phòng của mình thật gọn gàng, sạch sẽ sau một ngày dọn dẹp. Con sẽ thể hiện được tình yêu và sự sẻ chia khi cùng mẹ gấp quần áo. Con vô cùng tự tin và được nhiều bạn cùng trang lứa học tập nếu con có một kỹ năng tự phục vụ tốt.

Qúa trình giúp trẻ cảm thấy yêu lao động luôn có sự đồng hành của bố mẹ. Bố mẹ luôn là tấm gương sáng cho con học tập. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã có câu:

“ Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động”. Bố mẹ muốn con vui vẻ làm việc nhà thì bố mẹ phải luôn là người bạn đồng hành cùng trẻ, cùng con làm việc sẽ giúp trẻ hứng thú và có trách nhiệm với công việc hơn. Bởi bản chất ở lứa tuổi này trẻ vẫn là một đứa trẻ hiếu động, chưa có tính kiên trì cao. Việc làm của trẻ có thể hoàn thành tốt hoặc chưa được như sự mong đợi của bố mẹ thì trẻ vẫn luôn xứng đáng nhận được những lời khen, lời khích lệ, động viên kịp thời. Đó sẽ chính là tiền đề quan trong để trẻ yêu lao động và có hứng khởi cho những lần lao động sau. Lao động không chỉ giúp trẻ vận động chân tay và còn tạo cho trẻ tính độc lập và kỹ năng tư duy. Trẻ phải tư duy thì mới có thể hoàn thành tốt công việc. Vì thế, khi làm việc cùng con bố mẹ cần hướng dẫn, gợi mở cho con trong lúc con gặp khó khăn. Trẻ sẽ không bị nhàm chán hay áp lực công việc nếu việc làm của trẻ được thực hiện dưới hình thức trò chơi.

Hiện nay, ở các thành phố lớn thường có các khóa học bồi dưỡng, nâng cao tính kỷ luật, tự giác cho học sinh mọi lứa tuổi. Các khóa học này nhận được sự đồng thuận của số đông phụ huynh. Khi tham gia khóa học này, trẻ đã được trang bị cho mình những kỹ năng sinh tồn thì khóa học sẽ như một bàn đạp nâng cao tính độc lập, tự chủ cho trẻ. Ngược lại, nếu trẻ bước vào khóa học để tập cho mình những kĩ năng trên thì chắc chắn nó sẽ tạo áp lực vô cùng lớn đối với trẻ, trẻ không thể chuyển từ một “hoàng tử” thành một “chú bộ đội tí hon” trong một thời gian quá ngắn như vậy được. Chúng ta giáo dục con tinh thần yêu lao động nhưng phải dựa vào tính cách của từng đứa trẻ để có cách giáo dục riêng giúp trẻ yêu thích lao động mà không cảm thấy bị áp đặt. Hãy khuyến khích con em mình tích cực tham gia làm việc nhà như: Thu dọn giường, đổ rác trong thùng, lau dọn nhà cửa, cùng mẹ phơi quần áo, chăm sóc cây cảnh…Từ những hành động tưởng chừng rất nhỏ lại chính là nền tảng vững chắc cho trẻ trở thành một công dân toàn cầu. 

Viết bình luận