Vì sao trẻ cư xử tệ hơn khi có mẹ ở bên

Vì sao trẻ cư xử tệ hơn khi có mẹ ở bên

Hẳn không ít bà mẹ đã từng cảm thấy vô cùng bất lực khi chứng kiến cảnh đứa con của mình đang rất ngoan ngoãn chơi với người khác, nhưng chỉ cần có mẹ ở bên là bắt đầu cư xử tệ bằng các biểu hiện cứng đầu khó bảo, ương bướng, nhèo nhẽo bám theo mẹ

Có khi nào bạn thắc mắc không hiểu vì sao con mình đang chơi ngoan ngoãn, vui vẻ nhưng hễ nhìn thấy mẹ là có biểu hiện cư xử tệ như nhõng nhẽo, ăn vạ, khóc lóc...

Hẳn không ít bà mẹ đã từng cảm thấy vô cùng bất lực khi chứng kiến cảnh đứa con của mình đang rất ngoan ngoãn chơi với người khác, nhưng chỉ cần có mẹ ở bên là bắt đầu cư xử tệ bằng các biểu hiện cứng đầu khó bảo, ương bướng, nhèo nhẽo bám theo mẹ hay có những hành động mất kiểm soát, thậm chí là đánh cả mẹ nữa.

Nhưng đừng cho rằng đó là vì con không yêu mẹ hay con là đứa trẻ cá biệt và cảm thấy buồn rầu chán nản Hãy đi tìm sự đồng cảm và lời giải thích khoa khọc cùng với triệu triệu bà mẹ khác trên thế giới cũng đang ở trong tình cảnh tương tự:

 

 

Chỉ cần có mẹ là cư xử tệ hơn gấp 800%

Một nghiên cứu của khoa Tâm lý học, Đại học Washington, Hoa Kỳ từng tiết lộ rằng những đứa trẻ thường cư xử tệ hơn gấp 800% khi có mẹ ở gần. Thậm chí với trẻ dưới 10 tuổi, con số này còn tăng gấp đôi, lên tới 1.600%.

Kết quả này được đưa ra khi khảo sát 500 gia đình có con nhỏ và đo lường mức độ của những hành vi: đòi hỏi, khóc lóc, la hét, đấm đá, bực bội, nhõng nhẽo không chịu đi bộ, quên cách sử dụng từ ngữ sao cho đúng và cố tình làm nhiều trò ngốc nghếch của những đứa trẻ.

Giáo sư Tâm lý hôn nhân - gia đình K.P Leibowitz còn đưa ra lời giải thích sâu hơn cho nghiên cứu này: 'Những gì chúng tôi phát hiện ra là một đứa trẻ khoảng 8 tháng tuổi đang chơi rất vui vẻ, nhưng chỉ cần nhìn thấy mẹ bước vào phòng thì 99.9% sẽ bắt đầu khóc lóc, nôn ói và cần được mẹ chú ý ngay lập tức. Khoảng 0.1% còn lại là một đứa trẻ khiếm thị nhưng một khi nghe tiếng của mẹ thì cũng liền ném đồ và đòi ăn nhẹ thứ gì đó dù cho vừa mới ăn xong. Điều này thật thú vị, hài hước làm sao!'.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù cùng đưa ra một quy định xử phạt nào đó, với âm lượng giọng nói tương đương thì 100% những đứa trẻ sẽ nghe lời, có phản hồi tốt với người khác hơn là mẹ của chúng.

 

 

 

Bởi vòng tay của mẹ luôn là nơi an toàn nhất trên thế giới này

Đó chính xác là lời giải thích trọn vẹn nhất cho lý do tại sao trẻ cứ ở bên mẹ là cư xử tệ hơn đến 800%.

Trẻ yêu mẹ và biết rõ tình cảm này. Những đứa trẻ dần biết rằng, mỗi khi mình bị ngã, người chạy đến đỡ chúng, xoa dịu vết thương và ôm chặt chúng trong vòng tay vỗ về rồi tỏ ra xót xa đau đớn vẫn luôn là mẹ. Trẻ cảm nhận được tình yêu của mẹ qua năm tháng. Và bắt đầu từ 2 đến 10 tuổi, khi có ý thức hơn, trẻ sẽ dần học cách chờ đợi những cái ôm của mẹ tình yêu của mẹ theo bản năng mách bảo.

Trẻ tin vào mẹ của mình. Những đứa trẻ biết rằng dù bất cứ điều gì đến và đi trong cuộc sống đi nữa thì mẹ luôn là người mà trẻ có thể tin tưởng được. Trẻ không tìm kiếm những ông bố, bà mẹ hoàn hảo, chúng chỉ cần biết rằng không ai khác sẽ ở đó đợi mình ngoại trừ mẹ cả. Mẹ là nơi an toàn nhất cho trẻ để được là chính mình trong tất cả những khoảnh khắc yếu mềm hay mạnh mẽ.

Mỗi khi trái tim nhỏ bé tổn thương, cảm thấy không ổn, mệt, đói hoặc đơn giản chỉ là cần những nụ hôn nhẹ, một cái ôm của mẹ thì đương nhiên, chúng sẽ cần đến mẹ. Thỉnh thoảng, chúng cảm thấy nhớ mẹ và không biết làm cách nào tốt hơn để thể hiện cảm giác của mình thay vì cố bám vào chân mẹ rồi hành động như thể thế giới vừa sụp đổ vậy. Giống như không có nơi nào khác trên thế giới này an toàn, thoải mái, mãn nguyện và đầy yêu thương hơn vòng tay của mẹ.

Trẻ tin mình có thể làm được. Hãy thực lòng thú nhận rằng, đôi khi, những người mẹ trở nên thật sự quá vô tâm, tìm cách ngắt kết nối hay không để ý đến vấn đề mà con của mình đang gặp phải. Khi ấy, trẻ sẽ tìm đủ mọi cách để mẹ trở về đúng nghĩa là người mẹ đầy tình cảm như trong lòng chúng. Và chúng phải thử đủ mọi cách để lôi kéo được sự chú ý của mẹ. Với trẻ, mọi sự chú ý dù là nhỏ của mẹ đều đáng giá cho nỗ lực của mình. Ngay cả khi sự chú ý ấy rất tệ.

 

 

Xem thêm: Phương pháp dạy con Montessori

Hãy đối xử với trẻ bằng sự cứng rắn (không khoan nhượng) hoặc 'lờ' đi

Với những trẻ dưới 3 tuổi, hiện tượng nhõng nhẽo, ương bướng khi ở gần mẹ lại càng phổ biến vì trẻ vẫn chưa học được cách làm chủ các cảm xúc tiêu cực hoặc cách thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình một cách hợp lý.

Trẻ thường cư xử một cách khác biệt để tìm kiếm sự chú ý từ mẹ. Nên nếu mẹ đáp ứng lại điều này, tức là chỉ cần chú ý đến trẻ bằng cách lại gần nói chuyện, nhìn hay chạm vào trẻ khi trẻ đang cáu giận, khóc lóc, đòi hỏi thì những hành vi này sẽ lại tiếp diễn diễn trong tương lai.

Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp mẹ 'đối phó' lại với sự ương bướng bất thường của trẻ khi ở bên mẹ:

Đầu tiên và trước nhất, cố gắng dạy trẻ kỹ năng đối thoại bằng lời nói mỗi ngày cho trẻ, nhất là với những trẻ đang học nói. Hãy nhìn vào mắt trẻ, nói rõ ràng, lặp đi lặp lại một từ đúng nghĩa khi đưa cho trẻ một vật nào đó và khuyến khích trẻ nói theo. Với việc tăng cường khả năng ngôn ngữ cho trẻ, những hành vi xấu sẽ dần được cải thiện.

 

 

Khi trẻ bắt đầu cáu giận với bố mẹ, hãy để trẻ tiếp tục làm việc đó trong khuôn khổ đảm bảo trẻ sẽ không làm đau chính mình hay ai khác. Khi trẻ tức giận xong, bế trẻ lên và khen ngợi trẻ vì đã dừng hành vi xấu của mình và cơ thể trẻ vẫn vẹn nguyên từ đầu đến chân là điều rất tốt.

Khi trẻ khóc lóc, nhõng nhẽo, chỉ cần làm điều duy nhất: không nói chuyện, không nhìn hay chạm vào trẻ. Mẹ cũng có thể lảng bé sang vấn đề khác hoặc chỉ cần để trẻ một mình đằng sau khi trẻ khóc. Nhưng chìa khóa để thay đổi hành vi này là cả bố và mẹ nên chú ý đến trẻ bất cứ khi nào trẻ nói ra một từ nào đó và bắt đầu nhắc lại từ đó với trẻ.

Bài viết liên quan