Hiểu về tầm quan trọng của việc phát triển giác quan đối với trẻ nhỏ

Hiểu về tầm quan trọng của việc phát triển giác quan đối với trẻ nhỏ

Giác quan đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Nó là cầu nối gắn kết chúng ta với môi trường. Đó là những kênh duy nhất tiếp nhận những thông tin bên ngoài truyền đến bộ não. Để hiểu rõ hơn vai trò của giác quan, đầu tiên chúng ta cần hiểu khái niệm Cảm giác và Nhận thức

Giác quan đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Nó là cầu nối gắn kết chúng ta với môi trường. Đó là những kênh duy nhất tiếp nhận những thông tin bên ngoài truyền đến bộ não. Để hiểu rõ hơn vai trò của giác quan, đầu tiên chúng ta cần hiểu khái niệm Cảm giác và Nhận thức

CẢM GIÁC VÀ NHẬN THỨC

Cảm giác nói đến những tín hiệu mà một cơ quan cảm giá gửi đến não bộ ngay tại thời điểm nhận được kích thích từ bên ngoài, còn Nhận thức đề cập đến khả năng để diễn giải những tín hiệu đó. Mức độ của cảm giác, có được bởi kích thích bên ngoài, là gần tương tự như nhau ở mọi người lớn khỏe mạnh, nhưng mức độ nhận biết có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể hiểu một cảm giác bởi một loại kích thích nào đó rõ ràng hơn người khác, vì vậy nhận biết tốt hơn. Khả năng sử dụng giác quan phát triển phát triển dần dần và chưa phát triển khi mới sinh ra.

Một phát hiện quan trọng bởi các bác sỹ tìm ra phương pháp điều trị sáng mắt cho những người mù khẳng định về khả năng não bộ nhận biết các cảm giác phát triển qua thời gian. Những người mù bẩm sinh chưa bao giờ sử dụng khả năng thị giác vì thế cũng không phát triển khả năng nhận biết hình ảnh bằng thị giác được tạo nên một vật trong tầm nhìn. Kể cả sau khi được phẫu thuật, họ cũng không thể hoàn toàn sử dụng thị giác. Họ có thể biết được một  một loại cảm giác trong mắt họ nhưng không thể hiểu được nó. Ví dụ, nếu bạn đưa cho họ một quả táo, họ có thể cảm thấy một loại cảm giác nào đó, nhưng không thể hiểu được đó là hình ảnh của một quả táo. Điều này chỉ ra một bằng chứng mới đáng chú ý về mối liên hệ giữa sự phát triển giác quan và việc giác quan không được sử dụng trong nhiều năm, đặc biệt trong những năm đầu đời.

Khi băng mắt của bệnh nhân đầu tiên được bỏ ra sau một cuộc phẫu thuật thành công, các bác sĩ rất háo hức biết kết quả. Họ hỏi bệnh nhân xem cô gái có nhìn thấy không. Cô chỉ miêu tả về một cảm giác lạ cô chưa từng trải qua. Cô cũng không chắc điều đó có phải từ mắt hay không. Sau khi kiểm tra, bác sĩ gợi ý cô nhắm mắt lại rồi mở ra. Cảm giác đó biến mất khi cô nhắm mắt lại và lại quay lại khi cô mở mắt ra. Chỉ cảm giác thôi là không đủ để cô có thể học cách giải nghĩa nó.

CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GIÁC QUAN ĐƯỢC KHÔNG ?

Trẻ từ 0-7 tuổi đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nên hoàn toàn có thể tăng cường khả năng sử dụng giác quan. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi cung cấp nhiều hơn những cơ hội để sử dụng giác quan tương tác với môi trường.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN LÀ GÌ ?

Trẻ càng sử dụng giác quan linh hoạt và thuần thục, trẻ càng tiếp nhận được thông tin từ môi trường xung quanh. Một người phát triển giác quan tốt thì có thể thích ứng với mọi tình huống, đưa ra quyết định tốt hơn và học hỏi nhanh

Các giác quan đã từng được tin là đã phát triển hoàn toàn ngay khi mới chào đời đã không còn giá trị. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng các giác quan tiếp tục phát triển sau khi sinh ra. Dù một em bé sơ sinh có thể nghe, nhìn, sờ, nếm và ngửi, khả năng sử dụng giác quan còn yếu.

Chúng ta đã biết rằng thời kỳ nhạy cảm diễn ra khi trẻ từ 0-6 tuổi. Mỗi thời kỳ nhạy cảm theo phương pháp Montessori được đánh dấu bằng một nhu cầu mạnh mẽ muốn lặp đi lặp lại một hành vi nhất định cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong khoảng thời gian đó. Ví dụ, một em bé sáu tháng tuổi cho đồ vào miệng vì có một cảm giác lại bắt đầu trong miệng khiến em bé cảm thấy muốn cho đồ vào miệng. Việc tương tác chủ động này với môi trường khiến nướu và lợi của trẻ sẵn sàng mọc răng và giúp trẻ sẵn sàng cho việc ăn.

Chúng ta là sản phẩm của hàng triệu năm tiến hóa. Thông tin về thời điểm cần thiết để bắt đầu thời kỳ nhạy cảm đã được định hình trong gen của con người. Khi thời kỳ nhạy cảm bắt đầu, trẻ bắt đầu tự động thực hiện những điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ vào thời điểm đó. Trong hình trên, chúng ta nhìn thấy rằng nhu cầu mạnh mẽ bên trong đánh dấu thời điểm bắt đầu thời kỳ nhạy cảm, dẫn tới những trải nghiệm cần thiết cho trẻ và dẫn đến sự phát triển.

Lúc này, nhu cầu nội tại là tự nhiên, nhưng trải nghiệm trẻ có được khác nhau giữa mỗi trẻ tùy vào môi trường nơi trẻ lớn lên. Những em bé không có cơ hội được tương tác đúng cách với môi trường có thể không thể phát triển đến mức tối đa, cũng giống như những con chuột thuộc nhóm hai ở trên chỉ được đặt vào trong xe đẩy và quan sát môi trường thụ động, và tương tự như những con chuột bị nhốt trong hộp tối.

Rõ ràng là chúng ta cần cung cấp môi trường cần thiết để hệ thần kinh có thể phát triển tối đa về mặt sinh học. Điều này có nghĩa là trẻ cần có môi trường thích hợp để nhu cầu tương tác với môi trường xung quanh. Điều này có thể đạt được trong Ngôi nhà của trẻ thông qua một môi trường được chuẩn bị đầy đủ, nhằm cung cấp tối đa cơ hội để trẻ trải nghiệm đúng thời điểm và phát triển tối đa.

VÍ DỤ VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRẢI NGHIỆM CẦN THIẾT TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI

Có khá nhiều người biết về trường hợp của một cậu bé sinh ra trong một gia đình cả bố và mẹ đều điếc. Các bác sỹ đã khẳng định rằng cậu bé có khả năng nghe bình thường. Cậu bé có thể nghe thấy và phản ứng với âm thanh. Cha mẹ cậu bé đều rất mừng khi biết điều đó và mong rằng cậu có thể học ngôn ngữ nói. Cha mẹ đều điếc và câm nên nói chuyện bằng ngôn ngữ ký hiệu. Vì vậy cha mẹ muốn cậu bé tiếp xúc với ngôn ngữ nói, cậu bé đều xem tivi hàng ngày. Cậu bé tuy vậy không phát triển được khả năng hiểu hay nói tiếng Anh, mà cậu bé lại học cách giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu. Điều này minh chứng cho việc chỉ tiếp xúc với ngôn ngữ thôi không đủ để phát triển ngôn ngữ.

Rất nhiều các thí nghiệm thành công và nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trải nghiệm phù hợp không chỉ thúc đẩy sự phát triển về mặt sinh học, nó cũng quan trọng đối với việc học để nhận biết và hiểu những thông tin mà giác quan mang đến cho chúng ta. Phát triển giác quan toàn diện nghĩa là các giác quan được phát triển tối đa tiềm năng, não bộ biết cách diễn giả và hiểu được tín hiệu các giác quan đó gửi đến.

Vai trò của việc học và trải nghiệm đối với sự phát triển của Nhận thức trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta tìm hiểu về trải nghiệm của những người mù đã nhìn được lần đầu tiên sau khi phẫu thuật. Những gì được chiếu trong các bộ phim vào những năm 80s là không đúng. Những gì đã được chiếu là một người mù bẩm sinh có thể nhìn thấy ngay sau khi phẫu thuật và ngay lập tức nhận biết được những người xung quanh. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Những người mù bẩm sinh sau khi được phẫu thuật thành công vẫn có thể đi đâm vào tường, vấp phải đồ đạc và ngã khi bước xuống cầu thang. Dù cho mắt họ đã hoạt động bình thường, họ chưa học được cách phân tích những gì học nhìn thấy. Họ vẫn chưa học được cách phân biệt đường thẳng, hình dạng, cạnh, màu sắc, độ sâu và độ tương phản. Một bộ phim cùng chủ đề được sản xuất năm 1999 là “At first sight” là một bộ phim rất đáng xem.

Điều tương tự xảy ra với những trẻ nhỏ. Điều này có thể quan sát được khi nhìn các em xếp hình, làm việc với các hình khối, phân loại hộp hoặc làm việc với những hoạt động phân biệt bằng thị giác. Với người lớn, có thể khó hiểu khi nhìn một em bé 1.5 tuổi hào hứng chạy đến quả bóng cao su nhưng lại sút trượt dù cho quả bóng ở ngay trước mặt em bé. Giống như thế, nếu quả bóng đó ở giữa những đồ chơi khác, những em bé mới tập đi có thể không tìm thấy nó. Điều này xảy ra bởi tầm nhìn của trẻ chưa phát triển đến mức trẻ có thể dễ dàng phân biệt các đường kẻ, hình dạng và màu sắc khi chúng trộn lẫn nhau trong giỏ đồ chơi.Chúng ta cũng đôi khi nhìn thấy trẻ cố gắng xếp hai mảnh ghép hình với nhau dù người lớn có thể dễ dàng nhìn thấy là hai mảnh không thể ghép vào nhau.

Nguồn: dịch dayconkieunhat.com – giaocumontessori.com.

Bài viết liên quan