Những điều ba mẹ cần biết để đồng hành cùng con trong việc trở thành anh - chị

Những điều ba mẹ cần biết để đồng hành cùng con trong việc trở thành anh - chị

Dù con đầu của bạn lớn (hay nhỏ) thế nào, bé vẫn cần vài sự điều chỉnh để thích nghi với việc có thêm một người em. Những kỹ thuật sau đây sẽ giúp cho những thay đổi này dễ dàng hơn với tất cả mọi người.

Dù con đầu của bạn lớn (hay nhỏ) thế nào, bé vẫn cần vài sự điều chỉnh để thích nghi với việc có thêm một người em. Những kỹ thuật sau đây sẽ giúp cho những thay đổi này dễ dàng hơn với tất cả mọi người.

Tuổi của bé đầu: dưới 24 tháng

 

 

Bạn có thể gặp vấn đề gì

Những bé nhỏ tuổi có thể hầu như không có ý niệm gì về sự xuất hiện của một em bé. Nhưng trở thành một người anh trai hoặc chị gái trước độ tuổi lên hai có thể là một con đường rất khó khăn về mặt cảm xúc. “Chấp nhận sự xuất hiện của em bé có lẽ là một giai đoạn khó khăn nhất cho đến thời điểm này cho người con đầu” trích lời của tiến sỹ tâm lý Fran Walfish, tác giả của quyển Trở thành cha mẹ tự nhận thức. “Mọi đứa trẻ đều cần được nhận đủ liều lượng tình mẹ cho riêng mình. Hai năm tròn là liều lượng đủ. Ít hơn thời lượng này có thể làm tăng sự đố kỵ giữa anh chị em ruột và sự chống đối không chấp nhận em bé như một thành viên chính thức trong gia đình.” Nếu con đầu của bạn không thể hiện rõ ràng dấu hiệu không vui với sự xuất hiện của em bé, có thể là con vẫn còn buồn bã về vì cuộc sống không còn như ngày trước nữa. Thường thì nỗi buồn này sẽ không thể hiện rõ thành sự đố kị và cuồng nộ cho đến khi em bé bắt đầu di chuyển tốt và bắt đầu đụng vào đồ đạc của người con đầu.

Cách xử lý tình huống

Hãy tận hưởng sự yên bình vào lúc này, nếu đó là những gì bạn đang cảm nhận được, và đảm bảo sắp xếp được thời gian biểu để dành thời gian riêng cho đứa con đang ở tuổi chập chững của bạn, dù đó chỉ là 15 phút kể chuyện khi em bé nhỏ đang ở trong vòng tay của người khác. Hãy luôn nhắc mình nở nụ cười khi con lớn bước vào phòng, mặc dù bạn đã trở nên rất kiệt sức. (Chẳng mất nhiều năng lượng để cười toe toét và ôm ấp, hôn nựng một đứa trẻ đang cần những điều này.) Tất nhiên, trẻ chập chững có thể rất vô lý, dù là có hay không có em bé. “Đừng rơi vào những cái bẫy khi con mặc cả hay nài xin bạn điều gì,” theo tiến sỹ Walfish. Nếu bé khóc lóc rằng bé muốn được bạn bế lên nhưng bạn lại đang cho em bé bú, hãy nói với bé: “Con đang buồn vì mẹ không thể bế con lên lúc này được. Mẹ cũng buồn nữa. Nào hãy đến cạnh bên mẹ và em bé. Và khi nào mẹ xong việc, mẹ con ta sẽ ôm nhau nhé!”

Tuổi của bé đầu: 2-3 tuổi

 

 

Bạn có thể gặp vấn đề gì

Rất nhiều trẻ ở giai đoạn này khóc lóc thảm thiết, luôn rên rỉ và đeo bám, đặc biệt là khi sự mới lạ về thành viên mới của gia đình bắt đầu qua đi. Cô Amy Shoaff, sống ở Westchester, California kể rằng: “Từ khi có em bé, một trong hai đứa con sinh đôi của tôi trở nên cực kì đố kỵ. Con nói muốn được thoa phấn trên mông, khi con thấy tôi làm với em bé, và con gào khóc cho đến khi đạt được điều đó” Trẻ có thể muốn được bú lại nếu đã cai bú rồi hoặc uống từ bình sữa ngay cả khi đã vui vẻ dùng cốc hàng tháng trời. Trình tự đi ngủ có thể bị kéo dài và thật tồi tệ là lại đụng với thời điểm em bé thường quấy khóc. Những trẻ đã tự ngủ trên giường riêng cũng đột nhiên muốn ngủ chung với bạn, đặc biệt khi có em bé ở trong phòng. Và nếu trẻ đã ngủ xuyên đêm, bây giờ sẽ bắt đầu gặp những cơn ác mộng hoặc thức giấc và muốn được hoạt động khi nghe em bé thức vào lúc 3h sáng. Tiến sỹ Jenn Berman, tác giả quyển Cẩm nang từ A-Z để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và tự tin, đã ghi chú: “Đa số trẻ chập chững và trẻ mẫu giáo cảm thấy rất mâu thuẫn khi có thêm em bé. Một phần trong chúng chỉ muốn quay trở trở lại làm một em bé và phần khác, muốn được tự chủ và tự lập, thì lại nói “Mình có thể tự làm được”

Cách xử lý tình huống

Hãy nói về những cảm xúc rối bời này của con bạn. Tiến sỹ Berman gợi ý: thử những câu nói như, “Có vẻ như con thật sự cũng rất muốn làm em bé nhỉ”. Và sau đó để cho con mình chơi trò làm em bé trong một lúc. Con gái tôi, Hannah, và tôi đã từng làm như thế khi Issac ở tuổi sơ sinh: Cô bé ngồi trên đùi tôi và tôi ôm con với tư thế nằm ngang, chân luồn ra bên cạnh của chiếc ghế rung lắc, trong khi miệng thì phát ra những từ “gu ge ga ga” cho đến khi cả hai chúng tôi cùng phá lên cười. Càng làm theo cách này, càng tạo ra nhiều niềm vui mà theo tôi đoán thì đã đẩy lùi nỗi buồn của con mình và giúp cô bé vượt qua giai đoạn này; con không còn yêu cầu chơi trò em bé sau một vài lần chơi sau đó.

Để giúp cho trẻ điều chỉnh với cuộc sống thường nhật mới, hãy lập kế hoạch ngay từ khi bạn còn mang thai. “Trình tự lên giường ngủ sẽ không tránh khỏi bị thu ngắn lại khi đưa em bé mới sinh về nhà”, trích lời phó tiến sỹ Edward R.Christophersen, một nhà tâm lý trẻ em của bệnh viện nhi đồng Mercy, ở thành phố Kansas, Missouri. “Vì vậy hãy bắt đầu rút ngắn nó từ một thời gian trước lúc đó”. Nếu con của bạn đã quen với việc được mẹ bế lên và cho ăn sáng, hãy chuyển cho người cha làm việc này từ trước khi em bé ra đời. Và hãy đảm bảo người cha sẽ thể hiện sự hào hứng khi đến lượt được làm công việc buổi sáng này. Nếu em bé sẽ ngủ ở trong chiếc nôi của người con đầu, hãy chuẩn bị cho con một chiếc giường nhỏ (hoặc chiếc nôi khác) nhiều tháng trước khi có em bé. Một điều cũng quan trọng nữa là hãy tránh đổ lỗi lên em bé mới sinh về những thay đổi không mong muốn xảy ra trong nhà – đó chính là công thức của sự thù oán.

Tuổi của bé đầu: 4 – 6 tuổi

Bạn có thể gặp vấn đề gì

Trẻ độ tuổi này thường đã hiểu chuyện hơn, và chúng có thể cư xử khá chín chắn khi được giới thiệu về người em mới. Vậy nếu em bé nôn lên người của chị, rất dễ để giải thích rằng bé không cố tình làm thế. Và nếu em bé lân la đến lấy đồ chơi của chị, bạn có thể giúp con bằng cách giữ món đồ chơi yêu thích ra ngoài tầm tay của em. (Đồ chơi có thể gây nghẹn chắc chắn phải luôn để ở xa bé.) Trẻ trong nhóm tuổi này có kỹ năng bắt chước tốt hơn, chưa kể đến khả năng đợi đến lượt của mình, hay chờ lâu hơn một chút để được ăn hoặc kể chuyện. Chúng cũng dần có cuộc sống riêng của chính mình hơn, với trường học, những cuộc hẹn đi chơi, và các hoạt động khác. Thế giới của con bạn đang mở rộng và con không còn quá phụ thuộc vào bạn trong tất cả mọi thứ nữa. Nhưng như vậy có nghĩa là bạn vẫn là người mà con gắn kết; nếu không thu hút được sự chú ý mà con cần từ bạn, con sẽ lo lắng rằng mình bị bỏ lại phía sau và sẽ bắt đầu có những hành động để phản ứng với điều này.

Cách xử lý tình huống

Theo tiến sỹ Berman, “Những khoảng thời gian chỉ có mẹ và con với nhau sẽ là cách chữa lành tốt nhất cho nỗi sợ bị bỏ rơi của con”. Cho dù đó chỉ là một chuyến đi đến cửa hàng tạp hóa, hãy rủ con cùng tham gia và để em bé ở nhà với chồng của bạn nếu có thể. Và khi nào em bé làm điều gì đó có thể khiến cho con lớn của bạn phát điên, hãy trở thành người đồng minh của con: Thay quyển sách rách của con; cho con nguôi cơn giận bằng cách nghe một bản nhạc nhẹ nhàng trên điện thoại của bạn. Hãy nói rằng, “Mẹ biết điều này thật khó. Hãy cùng nhau hít một hơi thở sâu nhé.”

Tuổi của bé đầu: 7 – 8 tuổi

 

Bạn có thể gặp vấn đề gì

Nếu bạn hỏi con mình rằng ngày của bé như thế nào, có thể câu trả lời chỉ là, “Tốt.” Cần phải nỗ lực hơn để trẻ em ở tuổi này nói chuyện và cởi mở về những cảm xúc của chúng, trích lời tiến sỹ Walfish. Thách thức nằm ở việc làm cho chúng biểu lộ bất kì sự ghen tuông có thể dẫn đến những hành vi đáng sợ (như là thách thức, nói điều không hay sau lưng bạn, hoặc khinh ghét em bé quá mức)

Cách xử lý tình huống

Khi con của tôi bằng tuổi này, vũ khí bí mật của tôi để khiến chúng cởi mở là mười phút ôm ấp trước khi ngủ. Nếu như bắt đầu từ lớp một, bọn trẻ hầu như không nói gì với tôi trong suốt cả chuyến xe từ nhà đến trường, chúng lại sẽ nói với tôi rất nhiều vào 8:15 tối, khi mà chúng ta đều cảm thấy dễ trải lòng dưới ánh đèn đêm. Tiến sỹ Walfish khuyên bạn hãy nhắc con nhớ lại thời còn là người con duy nhất trong gia đình và nêu ra những sự khác nhau với cuộc sống hiện tại. Bạn có thể hỏi về những điều khó khăn và những điều vui vẻ về em bé. Nếu cậu bé nói ra cảm giác ghen tị, hãy tái khẳng định với con về tình yêu của bạn và hỏi bạn có thể giúp con thế nào. Hoặc kể với con về lúc bạn cảm thấy ganh ghét với người anh em của chính mình. Để giúp xây dựng mối thâm tình giữa các con, hãy làm hết khả năng để kết nối con lớn với em bé. Hãy nhờ con giúp bạn quấn một chiếc khăn lông quanh em bé khi bạn đưa bé ra khỏi bồn tắm, đọc cho em bé nghe một câu chuyện trong khi bạn xếp quần áo bên cạnh, hoặc thu hút em bé đang uốn éo trong lúc thay tã bằng một bài hát. Nhưng hãy cẩn thận đừng dựa vào trẻ như một người trông trẻ nhỏ, vì điều đó có thể nhanh chóng trở nên một gánh nặng với trẻ.

5 cách để giúp con bạn thích ứng

1. Đừng cố gắng “sửa” cảm xúc tiêu cực của con trẻ; chỉ cố gắng hết sức để cảm thông và chấp nhận chúng.

2. Nhưng đừng tỏ ra quá sức ngớ ngẩn (hoặc thường xuyên tỏ ra ngớ ngẩn) đến nỗi bạn không coi trọng cảm giác của bé

3. Thừa nhận những khi bé đối xử ngọt ngào với em bé.

4. Hãy hiểu rằng việc thích ứng với một em bé mới là một quá trình kéo dài.

5. Nếu bạn không biết chắc phải làm thế nào, hãy tâm sự với một người mẹ thông thái có con lớn tuổi hơn, hoặc bác sỹ nhi khoa, chuyên gia tư vấn.

Nguồn: Parents magazine. Dịch: Casa mia Montessori.

Bài viết liên quan